Hiện nay, cao dược liệu được sử dụng ngày càng nhiều trong chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật bởi giúp cây thuốc, dược liệu nhanh có tác dụng đối với bệnh vì được chiết xuất kiệt hoạt chất và phân liều rõ ràng. Vậy quy trình nấu cao dược liệu như thế nào? Hãy cùng dienmayviendong.com tìm hiểu quy trình sản xuất cao dược liệu hiện đại tại bài viết dưới đây.
Cách phân biệt các loại cao dược liệu
Theo y học cổ truyền, cao dược liệu được chia làm nhiều loại, căn cứ vào tỷ lệ, quy trình nấu cao dược liệu và cao sau khi cô đặc, người ta thường chia cao dược liệu theo 5 loại như sau:
- Cao lỏng: cao có dạng lỏng và sánh như kẹo, siro, mùi nồng đặc trưng của dược liệu bào chế. Loại cao này không mất quá nhiều thời gian để cô đặc.
- Cao mềm: điều chế bằng cách cô đặc đến khi hỗn hợp có dạng sánh lỏng như mật. Dung dịch đặc sền sệt chứ không lỏng. Hàm lượng nước trong cao chỉ từ 20 – 25%.
- Cao đặc: cô đặc hỗn hợp dược liệu và nước đến khi tạo thành chất dẻo, đặc quánh. Khi sờ không dính tay. Hàm lượng nước trong cao khoảng 10 – 15%. Cao đặc rất khó tan trong nước, dùng để bào chế các loại thuốc khác, hoặc bôi lên da không được uống trực tiếp.
- Cao khô: Có dạng khối xốp hoặc bột khô. Độ ẩm trong cao không quá 5%. Có thể tán thành bột dễ dàng. Cao khô có tác dụng lưu trữ tốt, dùng để bào chế các loại thuốc khác, không dùng để uống trực tiếp.
- Cao dán: dược liệu được tán nhuyễn rồi trộn với các chất dính. Sau đó phết vào giấy bóng hoặc vãi. Cao dán dán trực tiếp lên vùng da điều trị.
Quy trình nấu cao dược liệu cần những gì?
Quy trình nấu cao dược liệu diễn ra tương đối phức tạp. Người nấu cần phải canh đúng thời gian và liều lượng, khuấy đảo đều tay để cho ra chất lượng thành phẩm đạt yêu cầu. Mặt khác, cao sau khi nấu sẽ được sử dụng với mục đích chữa bệnh, điều chế dược phẩm. Vì vậy quy trình nấu cam phải tuyệt đối đảm bảo an toàn.
Để thực hiện quy trình nấu cao dược liệu, bạn cần phải chuẩn bị những vật dụng sau:
- Dược liệu: dược liệu nấu cao phải được làm sạch và chế biến đúng cách.
- Nồi nấu cao dược liệu có cánh khuấy: đây là loại nồi chuyên sử dụng để nấu cao dược liệu, vận hành với nguyên lý nấu cách thủy, được trang bị cánh khuấy tự động khuấy đảo liên tục không gây đóng cặn, cháy đáy nồi.
Quy trình nấu cao dược liệu gồm những công đoạn nào?
Sơ chế dược liệu
Dược liệu trước khi làm cao cần được đêm đi thái nhỏ để quá trình chiết xuất được nhanh nhất. Sau đó, bạn đem dược liệu rửa sạch với nước trước khi đem nấu cao.
Quy trình làm cao lỏng, cao nước
Giai đoạn 1: Đun dược liệu trong thời gian dài
Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên nguyên liệu 5 – 10cm). Đối với bước này, bạn nên tham khảo nồi nấu cao thảo dược có cánh khuấy của Viễn Đông.
Nồi được làm từ chất liệu inox 304 cao cấp, chống han gỉ tuyệt đối, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thiết bị được thiết kế hoạt động với nguyên lý nấu cách thủy, không làm ảnh hưởng đến chất lượng cao được nấu trong khoang nồi.
Đặc biệt nhất, nồi được trang bị hệ thống cánh khuấy hoạt động hoàn toàn tự động, bạn không cần phải canh chừng và khuấy đảo hàng trăm lít cao dược liệu, toàn bộ quá trình bạn chỉ cần cài đặt và máy móc sẽ tự hỗ trợ bạn. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chế biến và chi phí nhân công.
Nồi cũng được trang bị cả van xả đáy giúp thuận lợi trong quá trình đóng gói, bạn không cần trang bị thêm phễu dẫn inox.
Lưu ý: Không nên sử dụng nồi gang hay nồi đồng, tránh bị nhiễm kim loại làm ảnh hưởng đến chất lượng cao.
Giai đoạn 2: Lọc bã dược liệu
Sau khi nấu xong nước cốt, cần gạn bỏ bã nguyên liệu, dược liệu đã nấu để cao trong không bị cặn, đục.
Giai đoạn 3: Cô cao thuốc
Để cô cao dược liệu cần cô ở nhiệt độ thấp và khuấy đảo liên tục. Người ta thường dùng nồi nấu cao dược liệu có cánh khuấy để dễ dàng hơn trong quá trình cô đặc và đồng đều chất lượng cao. Cài đặt nhiệt độ, thời gian thích hợp máy sẽ tự động gia nhiệt, khuấy đảo và cô thuốc.
Giai đoạn 4: Thêm phụ gia bảo quản
Giai đoạn cuối cùng của quy trình nấu cao dược liệu là thêm phụ gia và đóng gói. Thuốc cao lỏng, cao thuốc thường chỉ để 2 – 3 ngày là sẽ bị mốc nên trong quá trình sản xuất cần cho thêm các chất dung môi như đường, mật ong, cồn acid benzoic 20% để bảo quản.
Cao thành phẩm phải có mùi thơm của dược liệu, có vị ngọt đắng, màu đen hay màu nâu.
Địa chỉ mua nồi nấu cao dược liệu uy tín!
Để nấu cao thảo dược đạt chất lượng tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình những thiết bị hỗ trợ chất lượng cao, đảm bảo an toàn. Đặc biệt là thiết bị quan trọng như nồi nấu cao thảo dược. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán nồi nấu cao dược liệu, tuy nhiên chất lượng sản phẩm chưa chắc được đảm bảo. Do đó, bạn cần chọn cho mình những cơ sở cung cấp uy tín để đầu tư.
Công ty CP SX & XNK Viễn Đông tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các loại máy móc chế biến thực phẩm, thiết bị nhà bếp công nghiệp. Với hơn 10 năm thành lập và phát triển, quý khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại Viễn Đông.
- Cam kết hàng chính hãng 100%.
- Bảo hành 12 tháng, hỗ trợ bảo trì sản phẩm trọn đời.
- Cam kết đổi trả miễn phí sau 3 ngày nếu sản phẩm không giống như mô tả hoặc có lỗi từ phía nhà sản xuất.
- Hỗ trợ vận chuyển toàn quốc.
- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng có giá trị đến 5.000.000 đồng trong bán kính 10km.
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn tổng hợp những thông tin cơ bản về quy trình nấu cao dược liệu và nồi nấu cao dược liệu có cánh khuấy. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Viễn Đông qua hotline hoặc đến ngay các địa chỉ chi nhánh gần nhất để được tư vấn bởi đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Viễn Đông hân hạnh phục vụ!