Ngày này. sản phẩm thuốc đông y được mọi người tin dùng bởi nó được chiết xuất từ các phương pháp hiện đại, an toàn và có hiệu quả tốt hơn các loại thuốc tây thông thường. Và cao dược liệu là một trong các sản phẩm đông y được mọi người sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy cao dược liệu là gì? Đặc điểm tính chất của nó ra sao? Bài viết dưới đây của dienmayviendong.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc và hướng dẫn nấu cao dược liệu an toàn, chất lượng nhất!

Cao dược liệu là gì?

Cao dược liệu là sản phẩm thuốc đông y có được từ việc chiết xuất cô đặc dược liệu, thảo dược, cây thuốc, xương động vật có công dụng chữa bệnh, bồi bổ và đạt hiệu quả cao hơn việc sắc hay pha hãm dược liệu uống. Cao dược liệu sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên ngày càng được nhiều người tin dùng, ưa chuộng.

hướng dẫn nấu cao dược liệu

Cao dược liệu được chia làm 3 loại chính như sau:

  • Cao lỏng: cao dạng nước lỏng, hơi sánh thường chỉ trải qua giai đoạn chiết xuất. 
  • Cao đặc: cao nấu thành dạng sệt, đặc quánh, có một vài loại để nguội có thể cắt được thành miếng. Tiêu chuẩn đối với dạng cao này là hàm lượng dung môi không vượt quá 20%. 
  • Cao khô: cao được cô thành khối cao khô cứng hoặc sấy khô và nghiền thành bột hoặc nén thành dạng viên để dễ sử dụng. Cao dược liệu khô có độ ẩm thấp tối đa 5%. Hiện nay cao khô là dạng cao được sử dụng nhiều nhất vì tính thuận tiện, thời gian bảo quản lâu dài và phân liều chính xác.  

Quy trình nấu cao dược liệu cần những gì?

Theo các bước hướng dẫn nấu cao dược liệu, để nấu thành công một mẻ cao đạt chuẩn, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau: 

  • Dược liệu đã được sơ chế, thái lát, rửa sạch.
  • Nồi nấu cao chuyên dụng. Nên sử dụng nồi inox để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa các phản ứng hóa học trong quá trình nấu, không nên dùng các loại nồi bằng nhôm gang, tránh cao bị nhiễm độc kim loại.

Quy trình nấu cao dược liệu cần những gì?

  • Đồ khuấy cao: Trong quá trình cô đặc, cao phải được khuấy đảo liên tục để trộn đều các nguyên liệu và tránh bị khét dưới đáy nồi. Như vậy cao sau khi nấu mới nhuyễn mịn, không bị cợn. 
  • Phễu dẫn cao thảo dược bằng inox để đóng gói và bảo quản. 

Bạn cũng có thể đầu tư một chiếc nồi nấu cao dược liệu có cánh khuấy để việc sản xuất cao dược liệu trở nên dễ dàng hơn. Nồi được làm từ chất liệu INOX 304 nhập khẩu có độ bền cao, hạn chế han gỉ tốt, độ bền cao. Thành nồi có 2 hoặc 3 lớp (tùy theo nhu cầu sử dụng và đặt hàng của bạn). 

Quy trình nấu cao dược liệu cần những gì?

Bên cạnh đó, nồi còn được trang bị hệ thống cánh khuấy tự động, bạn không cần phải canh chừng và dùng tay khuấy đảo hàng trăm lít dược liệu nữa mà thay vào đó máy móc sẽ giúp bạn hoàn toàn. 

Nồi cũng được thiết kế van xả đáy tiện lợi giúp bạn dễ dàng lấy dược liệu ra khỏi nồi và đóng gói một cách dễ dàng mà không cần dùng đến phễu dẫn riêng.

Hướng dẫn nấu cao dược liệu theo y học 

Cao dược liệu là sản phẩm được sử dụng giúp cải thiện sức khỏe có con người và có ảnh hưởng đến cơ thể người dùng nên quy trình nấu cao cần được tuân thủ theo thứ tự nghiêm ngặt. Quy trình nấu cao được chia thành 3 bước, tương ứng với 3 giai đoạn, theo dõi hướng dẫn nấu cao dược liệu dưới đây để biết thêm chi tiết.

Xem thêm: Cận cảnh nồi nấu dược liệu Viễn Đông

Bước 1: Nấu nước thuốc dược liệu

Cho dược liệu đã được sơ chế vào nồi. Đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng thuốc. Cho dược liệu đã được chế biến vào nồi. Đố lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng thuốc. Ví dụ, bạn nấu 1kg dược liệu, lượng nước cần đổ vào nồi là 4 – 6 lít nước. Lưu ý chọn loại nồi nấu cao thảo dược làm bằng inox, dung tích phù hợp.

Hướng dẫn nấu cao dược liệu theo y học 

Với mỗi loại thảo dược có chất liệu và khối lượng riêng khác nhau sẽ có thời gian nấu nước khác nhau. Cụ thể:

  • Thảo dược là thân rễ cứng: nấu trong 6 – 8 giờ. Nấu 2 lần nước để chắt hoàn toàn dưỡng chất.
  • Lá cành nhỏ: Nấu 2 lần nước, mỗi lần nấu trong 4 – 6 giờ
  • Xương động vật: Nấu 3 lần nước. Mỗi lần nấu từ 12 – 36 giờ

Sau mỗi lần nấu nước, bạn tiến hành chắt nước thuốc. Dịch chiết được tiến hành lọc với nhiều phương pháp khác nhau. Cuối cùng thu được dung dịch dược liệu sạch nhất, không có tạp chất và cặn bẩn.

Bước 2: Cô đặc cao dược liệu

Đem dịch chiết đã lọc sạch cô đặc để thu được cao dược liệu. Đổ dung dịch nào nồi nấu, cài đặt thời gian, tốc độ khuấy và tiến hành cô cao dược liệu. Cao dược liệu phải được nấu bằng nhiệt độ vừa phải, áp suất thấp và trong thời gian ngắn.

Nếu muốn thu cao dược liệu dạng lỏng, bạn căn thời gian nấu đến khi cao đặc lại theo tỉ lệ 1:1. 1 ml cao lỏng tương ứng với 01g dược liệu dùng chế cao thuốc. Đẻ cao lỏng ở chỗ mát ít nhất 1 ngày rồi lọc.

Hướng dẫn nấu cao dược liệu theo y học 

Nếu muốn thu cao đặc và cao khô, bạn tiếp tục cô dung dịch đến khi đạt tỉ lệ thể chất quy định. Với cao khô, bạn sử dụng thiết bị cô đặc và sấy trong điều kiện áp suất giảm. Cuối cùng sẽ thu được bột cao đặc thành phẩm.

Nên sử dụng nồi cô cao chuyên dụng, tuyệt đối KHÔNG cô trực tiếp trên bếp lửa. 

Bước 3: Thêm phụ gia bảo quản – Hoàn tất quy trình nấu cao dược liệu

Cao dược liệu nếu không bảo quản đúng cách sẽ mốc trong vòng 2 – 3 ngày. Đặc biệt là với cao lỏng. Để bảo quản cao dược liệu dạng lỏng, bạn đóng sản phẩm vào chai. Mỗi chai đổ vào 20 -30 ml cồn 95. Để nguyên lớp cồn trên bề mặt, không lắc chai. Đậy nút kín và bảo quản nơi khô thoáng. Như vậy có thể bảo quản cao trong 3 – 5 tháng.

Hoàn tất quy trình nấu cao dược liệu

Cách thứ hai để bảo quản cao dược liệu là pha đường. Cứ 1 lít cao lỏng đun sôi với 800g đường hoặc mặt. Có thể thay thế bằng 10 ml cồn Acid Benzoic 20%.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp chi tiết các bước hướng dẫn nấu cao dược liệu, hy vọng bạn đã có thể cho mình những thông tin bổ ích. Mọi thông chi tiết về sản phẩm nồi nấu cao dược liệu Viễn Đông vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến các chi nhánh gần nhất để được hỗ trợ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *