Với xu hướng ngày càng quan tâm nhiều tới sức khỏe hiện nay, các bà nội trợ đã dần chuyển từ việc sử dụng mỡ động vật, dầu ăn bán trên thị trường bằng cách tự làm dầu thực vật cho gia đình mình. Vậy bạn nghĩ rằng dầu thực vật tự làm có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

dầu thực vật tự làm tại nhà

Các loại dầu thực vật tự làm tại gia đình phổ biến hiện nay

1. Dầu đậu nành

Phổ biến nhất trong các loại dầu thực vật tự làm hiện nay có lẽ là dầu đậu nành. Dầu đậu nành được chiết xuất từ các hạt đậu nành có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho hệ tim mạch.

Với thành phần chứa tới hơn 80% acid béo không bão hòa đa và đơn, giàu omega-3, omega-9 và không có cholesterol, dầu đậu nành chính là nguồn chất béo lý tưởng, đáp ứng được yêu cầu về chất béo trong dự phòng các bệnh tim mạch.

2. Dầu lạc

Phổ biến không kém dầu đậu nành chính là dầu lạc. Dầu lạc đang ngày càng được ưa chuộng bởi những lợi ích của nó mang lại. Hầu hết những lợi ích sức khỏe của dầu lạc đều đến từ sự đa dạng các loại của các axit béo, chẳng hạn như axit oleic, axit stearic, axit palmitic và axit linoleic. Hơn thế nữa, dầu đậu phộng còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe.

dầu thực vật tự làm tại nhà

3. Dầu mè

Trong dầu mè rất phong phú các axit béo không bão hòa đa. Dầu mè có chứa chất béo hòa tan trong chất chống oxy hóa ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do. Nó có tính chất giảm cholesterol và cũng có tác dụng với những người có rối loạn lo âu, thần kinh và xương. Chính vì vậy dầu mè được sự ưa chuộng của rất nhiều gia đình.

4. Dầu oliu

Dầu ô liu rất giàu axit béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa là polyphenol. Hợp chất này đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự phát triển của cholesterol xấu – vốn là một tác nhân quan trọng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở con người. Dầu ô liu đang được sử dụng rất phổ biến do các lợi ích của nó mang lại.

5. Dầu hướng dương

Hàm lượng vitamin E trong dầu hướng dương cao hơn bất cứ loại dầu thực vật nào giúp cải thiện sức khỏe của da và tái tạo tế bào, giúp chống lại thiệt lại từ ánh nắng mặt trời rất tốt. Dầu hướng dương tinh chế hoặc chưa tinh chế đều rất có lợi cho hệ tim mạch, bởi nó làm giảm nồng độ cholesterol vì có chứa lượng axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn.

dầu thực vật tự làm tại gia đình

Ngoài các loại dầu thực vật kể trên còn rất nhiều loại thực vật phổ biến khác rất có lợi cho sức khỏe như: Dầu gạo, dầu hạt cải, dầu dừa, dầu tía tô… Xu hướng chuyển sang dùng các loại dầu thực vật tự làm đang được các bà nội trợ gia đình hướng đến.

Bạn có biết những lợi ích sau từ dầu thực vật hay chưa?

Chẳng ai có thể phủ nhận dầu thực vật thực sự tốt cho sức khỏe cả. Nhưng tốt như thế nào? Tốt cho cái gì thì chưa hẳn ai cũng biết. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những lợi ích nổi bật mang lại từ dầu thực vật sau đây.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hầu hết các loại dầu thực vật giúp làm các món ăn ngon hơn và tăng thêm dinh dưỡng. Các loại dầu thực vật có hàm lượng acid erucic thấp, giúp kiểm soát mức cholesterol ở mức ổn định. Những loại dầu này cũng chứa nhiều acid béo lành mạnh như omega 6 và omega 3, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

tốt cho sức khỏe tim mạch

Tăng hương vị

Các loại dầu thực vật tự làm không chỉ có lợi cho sức khoẻ của bạn mà còn tăng hương vị của thức ăn. Đó là lý do tại sao các loại dầu như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương thường được sử dụng để nấu nướng.

Không chứa chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa thường có trong các sản phẩm được làm từ động vật, nó khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường type 2, đột quỵ… Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng dầu thực vật tự làm vì chúng không hề chứa chất béo chuyển hóa.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Trong một nghiên cứu về lợi ích sức khoẻ của dầu cám gạo, người ta đã quan sát thấy rằng các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa có thể giảm 90% ở những phụ nữ dùng dầu cám gạo hàng ngày. Vì vậy, ăn các loại dầu thực vật tự làm như dầu cám gạo có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trong thời kỳ mãn kinh.

Giàu vitamin

Phụ nữ mang thai có khả năng cao bị thiếu hụt vitamin. Dầu thực vật là nguồn vitamin rất dồi dào với các vitamin A, D, E và K. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai hoặc bị thiếu vitamin, hãy sử dụng dầu thực vật trong chế độ ăn uống của mình.

dầu thực vật rất giàu vitamin

Lưu ý sử dụng dầu thực vật để đạt hiệu quả tốt nhất

Không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần

Vì tiếc rẻ dầu ăn mà nhiều người thường có thói quen giữ lại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, cách làm này sai lầm và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Dầu ăn chiên đi chiên lại sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Hơn nữa, sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide…

Không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần

Không nên sử dụng một loại dầu duy nhất

Bạn không nên chỉ sử dụng 1 loại dầu thực vật khi chế biến thức ăn duy nhất, mỗi loại dầu sẽ có những điểm tốt mang lại khác nhau. Hơn nữa khả năng chịu nhiệt của các loại dầu là khác nhau, đối với những món chiên hay rán, chúng ta nên chọn những loại dầu có sức chịu nhiệt cao như dầu cọ, dầu dừa. Còn đối với những món xào đơn giản, dùng các loại dầu làm từ lạc, cám gạo, ô liu hay đậu nành rất hợp lý. Khi làm các món trộn hay nấu, khử hành,… các bà nội trợ có thể dùng dầu đay, dầu tía tô, dầu ô liu nguyên chất,…

Không dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao

Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi cho dầu vào nồi và chờ dầu sôi đến bốc khói mới cho thức ăn vào để chiên, xào. Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại.

Không nên sử dụng dầu ôliu để xào nấu

Khi nhắc đến dầu ôliu chị em thường sẽ nghĩ ngay đến làm đẹp, vì đây là loại dầu chưa qua quá trình tinh luyện hoàn toàn, chỉ thuần được chắt lọc từ nước ép của quả ôliu nên mang lại mùi thơm dịu nhẹ, giàu chất kháng khuẩn và hiệu quả chống ôxy hóa cao.

Cũng vì vậy, chị em không nên dùng dầu ôliu trong xào nấu vì dễ làm mất đi hàm lượng phenol. Do đó, để bảo toàn được lượng phenol có trong dầu ôliu chị em có thể kết hợp nó với các món salad và rau trộn sẽ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.

dầu thực vật tự làm tại nha

Trên đây là những tác dụng cũng như lưu ý khi sử dụng các loại dầu từ thực vật tự làm tại nhà. Để có dầu thực vật tự làm đảm bảo an toàn, ngon không hề khó. Bạn hãy tham khảo bài viết sau để biết cách làm thực vật đơn giản tại nhà nhé!

>>>> Cách làm dầu thực vật tại gia đình đơn giản

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *