Từ những quán trà sữa đến những quán nước mía ven đường chắc hẳn không còn xa lạ gì với chiếc máy dập nắp cốc. Trong quá trình sử dụng, máy đôi khi xảy ra một vài vấn đề khiến bạn lúng túng, gặp rắc rối, không biết phải làm sao. Bài viết sau sẽ chỉ ra một số vấn đề mà người sử dụng máy dán miệng cốc hay gặp phải và cách khắc phục chúng.

máy dập nắp cốc

1. Máy dập nắp cốc bị kẹt trong quá trình dập

Đây là một lỗi thường gặp phải ở các loại máy ép ly bán tự động trong quá trình bạn kéo cần xuống để dập nắp cốc trong đó có những trường hợp không nhả cần được, cũng không thể kéo khay ra để lấy cốc, máy bị kẹt cứng.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do người sử dụng máy ép miệng ly trong quá trình đẩy khay vào để dập không đẩy hết vào tận cùng hoặc làm khay bị lệch.

Để khắc phục được chuyện này cũng vô cùng đơn giản. Việc bạn cần phải làm đầu tiên là tắt công tắc điện máy dập nắp cốc nhựa để đảm bảo an toàn, sau đó hãy quan sát bên trong xem nó bị lệch về bên nào rồi chỉ cần lắc nhẹ khay đựng cốc về bên phải hoặc trái hoặc đẩy về tận cùng là sẽ hết kẹt.

máy dập nắp cốc

Xem thêm: Máy cắt chả lụa Viễn Đông – Cắt nhanh chóng, đều nhau như một

2. Miệng cốc bị biến dạng sau khi lấy ra từ máy dập nắp cốc

Trong trường hợp này, miệng ly nhựa sau khi cho vào máy ép ly trà sữa bị chảy, méo mó, biến dạng vô cùng xấu xí. Nguyên nhân của vấn đề này cũng đến từ sự không hiểu biết của người sử dụng: có thể là điều chỉnh nhiệt độ không thích hợp, nhiệt độ quá cao, hoặc thời gian dập nắp cốc quá lâu.

Để không phải gặp tình trạng kể trên, bạn cần phải xác định được đặc tính của loại ly nhựa mà mình cần dập nắp cốc trước khi đưa vào máy dập nắp cốc. Sở dĩ như vậy vì mỗi loại ly nhựa khác nhau sẽ chỉ chịu được một độ nóng ở một mức nhất định. Nhưng thông thường với các dạng ly nhựa hiện nay thì áp dụng khung nhiệt cho máy từ 150 – 170 độ C là thích hợp để dập.

máy dập nắp cốc

3. Máy dập nắp cốc dập không dính miệng

Có những trường hợp dập xong nhưng miệng cốc bị hở làm cho nước rơi ra ngoài. Lỗi này xảy ra với máy dập nắp cốc có thể đến từ 2 nguyên nhân:

Đầu tiên, do bạn đặt máy đóng nắp ly bị chênh lâu ngày hoạt động hệ thống bên trong của máy bị lệch đi làm cho quá trình hoạt động của máy bị trục trặc.

Thứ hai, lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất làm khuôn dập không đúng chuẩn . Lời khuyên cho bạn là hãy kiểm tra lại cách đặt máy ép ly nhựa, hoặc là đưa đến điểm bảo hành để kiểm tra khuôn dập. Nhưng tốt nhất bạn nên mua máy ép nắp ly ở một địa chỉ uy tín để tránh việc gặp lỗi kĩ thuật khi đó chi phí cho việc sửa chữa máy dập nắp cốc cũng là một vấn đề đau đầu.

máy dập nắp cốc

>>> Có nên xay đá bào bằng máy xay sinh tố hay không?

4. Ly nhựa dính chặt vào khuôn máy dập nắp cốc

Đây cũng là một vấn đề hay gặp ở máy dập nắp cốc nên bạn cũng đừng lấy gì làm quá lo lắng. Việc đầu tiên là hãy vệ sinh máy ép ly nước mía đặc biệt là làm sạch khuôn dập do quá trình sử dụng lâu, một vài lần dính sẽ để lại lớp nhựa ở khuôn sẽ gây dễ dính cho các lần dập sau.

Để chắc chắn hơn, bạn cũng nên kiểm tra kỹ máy đóng nắp ly nước mía xem khuôn dập có bị gỉ không. Thường khuôn làm bằng gang nên không bị gỉ, oxi hóa, nếu thấy bị gì thì chắc chắn bạn đã mua nhầm máy kém chất lượng thì không tránh khỏi sự cố dính ly khi sử dụng. Cũng chính vì vậỵ việc mua máy để ý đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm cũng như mua ở một địa chỉ đáng tin cậy là một điều vô cùng quan trọng.

máy dập nắp cốc

Trên đây là 4 lỗi người mua máy ép miệng ly bán tự động khi sử dụng hay gặp phải. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được bạn ít nhiều trong việc có thể bình tĩnh và biết xử lý đúng cách khi máy dập nắp cốc xảy ra lỗi.

>> Nồi tráng bánh cuốn bằng điện 40cm bạn đồng hành mới, thay thế đồ cũ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *